Tỷ phú Trung Quốc tặng 50% cổ phần cho người công sự để thu hút nhân tài

Tỷ phú Trung Quốc tặng 50% cổ phần cho người công sự để thu hút nhân tài

Kuaishou có được vị thế lớn mạnh trong làng công nghệ Trung Quốc như ngày nay chính là nhờ sự hy sinh của Trình Nhất Tiếu. Vì mục đích lâu dài, anh sẵn sàng từ  bỏ lợi ích cá nhân cho một người tài năng hơn mình. 

Túc Hoa (trái) và Trình Nhất Tiếu (phải)

Ở Trung Quốc, Kuaishou được biết đến là một ứng dụng chia sẻ video ngắn quen thuộc đối với những người dùng di động, và được gọi với cái tên “Kwai”. Đây cũng chính là công ty được mệnh danh là “đối thủ của TikTok”, trong tháng 2 vừa qua, công ty này đã chính thức lên sàn chứng khoán vào tháng 2 vừa qua, huy động được 5,3 tỷ USD. Sau Uber vào tháng 5/2019, đây được đánh giá là màn IPO thành công nhất. Kuaishou trở thành gã khổng lồ công nghệ như ngày hôm nay không thể không nhắc đến hai đồng sáng lập: Túc Hoa và Trình Nhất Tiếu.

Từ Hoa là người rất nổi tiếng đã từng từ bỏ một công việc ổn định, lương cao ở Google để khởi nghiệp và sau 8 năm đã trở thành tỷ phú. Nếu so với Túc Hoa, danh tiếng của Trình Nhất Tiếu không bằng, tuy nhiên anh cũng chính là người đầu tiên sáng lập của nền tảng này.

Người ưu tú càng có thể tiếp nhận những người ưu tú hơn

Trình Nhất Tiếu làm việc tại Hewlett-Packard, thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh trước những năm 2009. Năm 2009-2011, anh làm tại Renren.com với vai trò là nhân viên phát triển khách hàng iPhone. Đến năm 2011, anh quyết định tự mình với nghiệp bằng việc thiết kế một công cụ tạo ảnh gif có tên là “GIF Kuaishou.”. Lúc này, trên điện thoại, việc tạo file gif rất khó. Do vậy mà chỉ sau một thời gian, nó đã trở nên phổ biến trên Weibo bởi chiếm ít bộ nhớ và thao tác thực hiện lại đơn giản. Và được các ngôi sao nổi tiếng rất yêu thích.

Sau thành công rực rỡ này, đối tác của  Five Sources Capital là doanh nhân Trương Phỉ đã chú y đến và đầu tư 2 triệu NDT để giúp Trình Nhất Tiếu thành lập công ty. Khi đã có vốn, Trình Nhất Tiếu chuyển tới Bắc Kinh để bắt đầu sự nghiệp của mình. Mặc dù GIF Kuaishou có lượng người dùng lớn, nhưng nó vẫn chỉ là một công cụ trên Weibo và cần phải được chuyển mình, xây dựng trên nền tảng phát hành riêng mới có thể vươn xa được.

Mặc dù được biết là thiên tài trong lĩnh vực quản lý sản phẩm, Trình Nhất Tiếu lại không giỏi giao tiếp xã hội, anh gặp khó khăn trong việc thu hút nguồn vốn mới. Trong khi đó 2 triệu NDT ban đầu đã gần cạn kiệt, Kuaishou bắt đầu bước vào thời kỳ khó khăn. Nhận thấy được điều này, Trương Phỉ đã đến gặp Túc Hoa và sắp xếp để anh gặp Trình Nhất Tiếu. Lúc này, Túc Hoa đã có bằng thạc sĩ và tiến sĩ ở Đại học Thanh Hoa. Anh làm việc cho Google Bắc Kinh sau khi tốt nghiệp và nghiên cứu về ứng dụng của học máy trong việc tìm kiếm. Không chỉ được biết đến là một nhân tài trong lĩnh vực công nghệ và các thuật toán, Túc Hoa còn được đích thân tỷ phú Baidu Lý Ngạn Hoành đào tạo. Do vậy để thuyết phục anh lập nghiệp là điều vô cùng khó khăn. Thế nhưng thật bất ngờ, Trình Nhất Tiếu một người rất ít nói lại có thể trò chuyện một cách thoải mái và vui vẻ với Túc Hoa. Ngày hôm đó, hai người đã trò chuyện rất lâu về chủ đề học máy và trí tuệ nhân tạo. Vị tỷ phú này chia sẻ: “Tôi vốn là một người kém giao tiếp, nhưng gặp Túc Hoa, lời lẽ cứ thế mà bật ra”

Mặc dù, Trình Nhất Tiếu chưa biết được khả năng của Túc Hoa như thế nào, có thể giúp Kuaishou phát triển mạnh không, nhưng vẫn để Túc Hoa gia nhập công ty. Lúc đầu, anh sở hữu tới 80% cổ phần, nhưng sau đó đã chuyển giao 40% sang cho Túc Hoa và kết hợp 10% do Five Sources Capital chuyển lại, Túc Hoa trở thành cổ đông lớn nhất công ty với 50% cổ phần. Hơn thế nữa, Trình Nhất Tiếu còn đồng ý để Túc Hoa làm CEO của công ty. Còn anh thì lùi về sau và phụ trách phát triển sản phẩm.

Người đầu tiên sáng lập ra Kuaishou – Trình Nhất Tiêu

Có thể nói rằng việc lấy phân nửa đem cho người khác, kiểu từ bỏ này đòi hỏi phải có sự dũng khí rất lớn. Doanh nhân Trương Phi trước hành động của Trình Nhất Tiếu đã nhận xét rằng: “Anh ta quả là một người đại trí, biết rõ thứ mình muốn, biết thứ gì quan trọng, biết nắm biết buông”. Một thời gian sau đó, Kuaishou phát triển rất nhanh và đến năm 2015, doanh nghiệp này đã đánh bại một số đối thủ danh tiếng khác như Miaopai, Meipai để nhận được sự đầu tư từ Baidu. Rõ ràng, những người càng xuất sắc, càng có thể chấp nhận những người xuất sắc hơn mình và đánh giá cao sự xuất sắc của người khác. Jack Ma từng nói: “Người không biết quý trọng người khác, đánh giá bản thân quá cao, cảm thấy mình khôn ngoan hơn người là kẻ ngu ngốc nhất.” Trình Nhất Tiếu chỉ vì biết Túc Hoa giỏi hơn mình nên sẵn sàng từ bỏ 40% cổ phần nắm giữ. Những người ưu tú, từ lâu đã bỏ thói ghen tị với người khác để lôi kéo, thu hút người khác về với mình là bản năng của kẻ mạnh.

Lý do vì sao đại đa số không thể chấp nhận người khác giỏi hơn mình?

Trong bộ phim kinh điển “Ba chàng ngốc” của Ấn Độ có một phân cảnh đáng chú ý.

Một cảnh trong bộ phim “Ba chàng ngốc” của Ấn Độ

Trong phim, nhân vật chính Rancho là một sinh viên luôn tìm cách chống lại nền giáo dục “nhồi sọ”. Sau khi vào đại học, anh ta kết thân với hai người bạn, cùng nhau chơi đùa và tranh luận sôi nổi mỗi ngày.

Tuy nhiên, khi thấy bảng điểm sau mỗi kỳ thi, hai người bạn bắt đầu hoài nghi về cuộc đời: Tại sao Rancho đứng nhất mà họ lại chỉ có thể xếp cuối? Sự thật này khiến họ vô cùng thất vọng. Bạn của bạn thi trượt, bạn sẽ thấy buồn; nhưng nếu bạn của bạn đứng đầu kỳ thi, bạn còn thấy tồi tệ hơn.

Cư dân mạng từng thảo luận sôi nổi về chủ đề: “Cùng là người ta hơn mình, vì sao lại sinh ra ghen ghét, có lúc lại là cảm giác sùng bái?”.

Câu trả lời được khen ngợi nhất là: “Xa thì sùng bái, gần sẽ ghen ghét. Với không tới sẽ sùng bái, với tới sẽ ghen ghét. Không có xung đột lợi ích sẽ sùng bái, có thì thành ghen ghét”. Đôi ba câu ngắn ngủi, nhưng lại chứa đựng hầu hết lòng người.

Ai cũng biết Jack Ma là tỷ phú USD nhưng ta không thèm để ý. Tuy nhiên nếu người anh em lớn lên cùng nhà mà mua được xe đẹp hơn mình, chắc chắn ngay lập tức bạn sẽ thấy không thoải mái. Bạn thấy chồng của bạn thân mình có lương cao hơn chồng mình, và bạn sẽ thấy bực mình. Nếu như bạn có thể khen ngợi những cô cậu sinh viên mới ra trường mà đã có mức lương tháng chục triệu, nhưng sẽ thấy đố kị nếu đồng nghiệp của mình có mức lương cao hơn.

Bản chất của con người là luôn so sánh, có so sánh sẽ có tổn thương và càng có nhiều người ưu tú xung quanh mình sẽ khiến ta cảm thấy khó chịu. Đây là một cảm xúc mà ít nhiều người cũng gặp phải. Bởi lẽ khi ở bên những người ưu tú này, bạn sẽ cảm thấy mình vô dụng.

Trước hào quang của người khác, bạn có thể chấp nhận và học hỏi hay không sẽ thể hiện sự trưởng thành về mặt tâm trí của mỗi người. Nếu bạn chấp nhận được người xung quanh giỏi hơn mình và bạn có khả năng trở thành họ trong tương lai không xa.

Thừa nhận sự ưu tú của người khác chính là khởi đầu cho sự ưu tú của bản thân

Một hiệu ứng trong tâm lý gọi là “Hiệu ứng Dunning – Kruger” và được hiểu như sau: càng không biết vị trí thật sự của mình sẽ càng tự đánh giá cao bản thân. Thực tế trong cuộc sống, một số người hoàn toàn không hiểu rõ năng lực mà lại cảm thấy hài lòng về bản thân mình và không biết đánh giá một cách khách quan

Trong tâm lý học, có một thứ gọi là “Hiệu ứng Dunning – Kruger”. Hiệu ứng này có thể hiểu như sau: càng không biết vị trí thật sự của mình, lại càng tự đánh giá cao bản thân.

Trong cuộc sống thực tế, một số người – rõ ràng là không có năng lực – lại cảm thấy hài lòng về bản thân, không biết đánh giá mình một cách khách quan.

Một nữ blogger 27 tuổi Margaret Zhang  mới đây được bổ nhiệm vào vị trí tổng biên tập Vogue Trung Quốc. Trong lịch sử tạp chí thời trang này, cô là người trẻ nhất giữ chức vụ quyền lực trên. Margaret Zhang sở hữu thành tích vô cùng ấn tượng: cử nhân luật – kinh doanh của ĐH Sydney, xuất hiện tại nhiều tuần lễ thời trang nổi tiếng khi chưa tròn 17 tuổi, gương mặt trang bìa cho Elle, Nylon, Vogue…Thế nhưng ở phần bình luận vẫn có không ít những lời ác ý: “Chắc hẳn là con ông cháu cha”, “Trẻ như vậy thì lấy đâu kinh nghiệm làm tổng biên tập?”, “Vịt con xấu xí”,…

Không thể chấp nhận được tài năng của người khác hay chấp rằng họ có thể làm được những điều mà bạn không làm được, nhìn thấy người khách thành công liền châm biếm, tranh cãi, viện cớ,…. đây là loại tâm lý điển hình của sai lầm trong tư duy.

Chẳng hạn, khi một đồng nghiệp được thăng chức, thay vì nghĩ “Anh ta đã làm được việc gì?”, “Tôi có thể học được điều gì?”, thường thì chúng ta chỉ quan tân “Tại sao lại là hắn?”, “Hắn có gì hơn mình?”. Những người bị mắc kẹt trong tư duy kiểu như thế này khó có thể phát triển lên được. Và chỉ khi dám nhìn trực tiếp vào sự chênh lệch, chúng ta mới có thể tiến bộ lên được. Chỉ khi học được cách công nhận năng lực của họ, chúng ta mới thật sự bắt đầu hành trình để trở nên ưu tú.

Bạn đừng có suy nghĩ rằng sự xuất sắc của người khác sẽ đe dọa đến bạn, thay vì thắc mắc mọi người hãy cùng nhau cố gắng để đạt được thành tích, đây chính là điều tốt nhất nên làm. Có sự xuất sắc của bạn, tôi cũng sẽ xuất sắc hơn. Tsangyang Gyatso – vị Dalai Lama thứ 6 của Tây Tạng – từng nói rằng: “Ban đầu ta nghĩ người khác tôn trọng ta vì tài năng của ta. Dần dần, ta mới nhận ra rằng người ta tôn trọng ta vì họ tài năng. Càng tài năng, càng biết tôn trọng người khác”.

Người càng ưu tú và biết trân trọng người khác, càng có thể chấp nhận được việc họ giỏi hơn mình. Như vậy, sự xuất sắc của bạn sẽ bắt đầu từ việc bạn công nhận sự xuất sắc của người khác.

Bình luận

Leave a comment